Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

WELCOME TO MY BLOG!

Một khi bị con bọ du lịch cắn phải, sẽ chẳng có lối thoát nào hết. Sớm thôi, mơ mộng về những điểm đến xa xôi, nhồi nhét đồ đạc của bạn một chiếc balo đã sờn, và đi thẳng tới sân bay gần nhất trở thành điều bình thường. Và ai có thể trách bạn với tất cả những điều tuyệt vời khi được nhìn ngắm thế giới: Từ việc kết bạn với những người xa lạ cho tới việc làm quen với những người dân địa phương, du lịch là thứ liên kết chúng ta.

Vì tuổi trẻ này, tôi gửi mơ ước của mình vào những chuyến đi - Ảnh 4.

Dưới đây là 30 dấu hiệu cho thấy bạn chắc chắn đã đam mê khám phá ngôi nhà bé nhỏ điên rồ mà chúng ta gọi là Trái Đất:



  1. Bạn muốn nói chuyện với thế giới, do vậy bạn nhanh chóng nhận ra rằng một ngôn ngữ là không đủ.
  2. Gọi món và đặt phòng bằng vài thứ ngôn ngữ là những gì bạn làm.
  3. Bạn bè trên Facebook/Instagram/Twitter/Snapchat của bạn đến từ khắp nơi trên thế giới (và các bài đăng của bạn về việc du lịch thế giới sẽ còn tuyệt hơn cả tuyệt!)
  4. Chào mọi người bằng vài ngôn ngữ? Không vấn đề gì cả!
  5. Tìm hiểu về nền văn hóa khác đã trở thành sở thích chính của bạn.
  6. Trong thực tế, cuộc trò chuyện nhỏ của bạn cũng có thể gây hứng thú cho mọi người từ những đất nước xa xôi nhất.
  7. Bạn chỉ thường mơ về các địa danh trong danh sách địa điểm mong muốn tới thăm của bạn.
  8. Bạn sẽ nhớ như in số hộ chiếu của bạn.
  9. Văn phòng nhập cư phải rất mất thời gian mới tìm ra trang trống để đóng dấu trong hộ chiếu của bạn.
  10. Bạn chỉ mất ít hơn 10 phút để đóng gói hành lý. Chẳng gây bừa bộn.
  11. Bạn là người luôn sẵn sàng đi qua cửa kiểm tra an ninh sân bay. Không thắt lưng, chẳng lo lắng gì cả.
  12. Vali du lịch là tất cả những thứ có thể tìm thấy trong tủ phòng tắm của bạn.
  13. Lịch sử truy cập của bạn chỉ toàn các bài viết về du lịch (Và cả video về mèo nữa.)
  14. Mệt mỏi do chuyến bay không thể cản bước bạn. Bạn có thể xử lý nó như một chuyên gia.
  15. Bạn có các hãng hàng không và sân bay yêu thích.
  16. Mọi loại tiền tệ có thể nhận biết được dường như đều nằm trong ví bạn.
  17. Bạn không lập các danh sách việc cần làm, bạn lập danh sách nơi cần tới.
  18. Dỡ đồ thậm chí không nằm trong từ điển của bạn – bạn là một kiểu dân phượt.
  19. Ngủ không còn là vấn đề với bạn – bất kể bạn đang ở nơi nào trên thế giới.
  20. Bạn lên kế hoạch cho chuyến du lịch tiếp theo ngay khi đang đi du lịch.
  21. Sách hướng dẫn du lịch nằm rải rác khắp phòng bạn.
  22. Nói lời tạm biệt không dễ dàng hơn, nhưng bạn đã có kế hoạch (và thời gian cụ thể) để ghé thăm rồi.
  23. Bạn có một chỗ ngồi yêu thích ở bất cứ loại phương tiện đi lại nào.
  24. “Khi tôi ở…..” là một trong những cách ưa thích của bạn để bắt đầu một câu nói.
  25. Bạn biết rõ mức cân hành lý của bạn sẽ tuân thủ đúng quy định trước cả khi cân nó.
  26. Bất cứ khi nào bạn tiêu tiền, bạn sẽ tự động tính toán bạn có thể đi được bao xa với số tiền đó.
  27. Hỏi đường người lạ là một phần trong những việc hàng ngày bạn làm khi đi du lịch.
  28. Các mã sân bay như LAX và HND không còn là bí ẩn đối với bạn.
  29. Trải qua quãng thời gian chờ ở sân bay là thứ bạn làm rất giỏi.
  30. Bất cứ khi nào có ai đó nói với bạn về chuyến đi cuối cùng của họ, bạn đều “tra hỏi” họ về nơi đó để xem liệu nó có đáng được thêm vào danh sách những nơi bạn muốn tới hay không.

VĂN HÓA MỸ

Một trong những thay đổi đòi hỏi sự ứng biến và thích nghi cao khi định cư tại Mỹ - một quốc gia đa sắc tộc, đó là yếu tố văn hóa.
Những đặc điểm nổi bật trong văn hóa Mỹ

Mỹ là quốc gia đa sắc tộc nên văn hóa, xã hội, nhân sinh quan rất đa dạng và phong phú, nhưng nhìn chung vẫn có sự nhất quán do đó khi nhắc đến văn hóa Mỹ là ý nói đến nền văn hóa đại chúng.

Khi định cư ở Mỹ, bạn cần lưu ý một số đặc điểm nổi bật sau để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới:

Văn hóa gia đình
Trong văn hóa gia đình ở Mỹ đề cao tính tự tập, các thành viên dù có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, nhưng mỗi cá nhân đều phải tập cho mình thói quen tự lập ngay từ khi còn bé.

Ví dụ như các em phải tự đến trường và về nhà bằng xe buýt (school bus), mỗi ngày đều có giờ tự học ở trường...

Song song đó, đề cao tính cá nhân và nhân quyền nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình đều được tôn trọng và được đảm bảo về quyền bình đẳng con người. Nhiều người Việt khi định cư ở Mỹ  bày tỏ e ngại khi điều này sẽ tạo nên tính ích kỉ và ảnh hưởng đến truyền thống kính trên nhường dưới của văn hóa Á Đông. Nhưng, thật ra các tập tính trên khiến cho mỗi cá nhân tự ý thức hơn về sự tôn trọng bản thân và qua đó sẽ biết cách tôn trọng người khác. 

Văn hóa ứng xử, giao tiếp


Cách xưng hô:  cách viết tên ở Mỹ được viết như sau tên trước sau đó đến tên đệm và họ. Ví dụ: tên ở Việt Nam là Nguyễn Văn A ở Mỹ sẽ được viết là A Văn Nguyễn.  Trong cách xưng hô trang trọng lịch sự của Mỹ sẽ gọi tên họ (last name), nếu là nam sẽ được gọi Mr + họ, nếu là nữ đã kết hôn là Mrs và chưa kết hôn là Miss hoặc gọi chung khi không phân biệt đã kết hôn hay chưa là Ms. Bên cạnh đó, nếu người đó có học vị, thì gọi theo học vị, ví dụ như là người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ (M.D, Ph.D) gọi là "Dr." (Doctor) hoặc giáo sư  là Professor" (Prof.) Trong trường hợp thân mật, có thể gọi tên riêng.

Sự thẳng thắn: mặc dù ở Mỹ rất đề cao tính chuyên nghiệp và lịch thiệp, nhưng sự thẳng thẳng thắn còn quan trọng hơn. Người Mỹ luôn thích trao đổi và nhận xét thẳng thắn, nhưng đi cùng sự tôn trọng, họ không thích sự vòng vo và điều đó đó giúp giải quyết vấn đề mà không tốn quá nhiều thời gian, xa rời vấn đề hay cần đến bên thứ ba. Khi  định cư ở Mỹ, bạn sẽ cảm thấy sự thắng thắn này rất cần thiết trong cuộc sống ở đất nước công nghiệp này.

Phong thái thoải mái: trong giao tiếp người Mỹ luôn tạo ra phong thái thoải mái mang đến  sự cởi mở và chân tình hơn để các vấn đề được mở rộng, họ không thích sự dè dặt lẫn nhau. Đặc biệt là họ không quá đặt nặng các lễ nghi xã hội miễn sao trong các mối quan hệ có sự tôn trong lẫn nhau. 
Ngôn ngữ cơ thể: ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa Mỹ, đôi khi còn quan trọng hơn ngôn từ giao tiếp. Điều này được thể hiện qua cách bắt tay, cách đứng, ngồi, nét mặt, khoảng cách đứng khi giao tiếp... “Ngôn ngữ có thể nói dối nhưng ngôn ngữ cơ thể luôn luôn nói thật” (Allan Pease tác giả cuốn sách The Definitive Book of Body Language và Why Men Don’t Listen and Women Can’t Read Map)

Văn hóa công sở

Coi trọng thời gian: trong xã hội Mỹ, vấn đề thời gian luôn được đặt hàng đầu và trong công việc đây là quy tắc vàng. Nếu định cư ở Mỹ, bạn sẽ thấy mọi thứ được tính trên từng chi tiết của thời gian từ các phương tiện đi lại đến giờ giấc cá nhân của mỗi người. Vì thế, cần lưu ý sự đúng giờ trong các cuộc hẹn, giờ họp hành ở Mỹ.

Những đặc điểm nổi bật trong văn hóa Mỹ

Tính độc lập: trong các cuộc thảo luận, người Mỹ luôn thích sự độc lập. Họ khuyến khích các thành viên nên tích cực nêu lên chính kiến và bảo vệ chính kiến của bản thân. Ngoài ra, trong công việc, họ xu hướng đặt câu hỏi và trả lời, cũng như phân tích để giải quyết vấn đề. Lưu ý, điều này khác với độc đoán, bảo thủ.

Sự canh tranh và hợp tác: văn hóa Mỹ luôn coi trọng thành quả đạt được. Trong môi trường làm việc luôn tạo ra sự cạnh tranh để giúp nhân viên có tính cầu tiến, nhưng ở Mỹ đa số là làm việc theo nhóm (team work) để hợp tác cùng nhau đạt mục tiêu.
 
Văn hóa nơi công cộng

Cảm ơn, xin lỗi, vui lòng: Nếu định cư ở Mỹ bạn sẽ phải dùng từ: cảm ơn, xin lỗi và vui lòng (please) nhiều nhất. Điều này không phải là sự khách sáo mà thể hiện phép lịch sự tối thiểu mà một người phải có trong văn hóa Mỹ.

Xếp hàng:
 dù bạn đi đến bất cứ đâu, ở độ tuổi, giới tính, địa vị nào, bạn cũng phải xếp hàng để chờ đến lượt như mọi người.

Những đặc điểm nổi bật trong văn hóa Mỹ

Tiết kiệm: khác hẳn với nhiều suy nghĩ, những người sống ở “trung tâm kinh tế Thế Giới” rất tiết kiệm. Nếu đi ăn nhà hàng tự chọn (buffee) thì họ chỉ lấy vừa đủ lượng thức ăn mình có thể ăn, họ thường mua sắm vào mùa giảm giá (sale off) hoặc chờ các ngày siêu giảm giá như ngày thứ 6 đen (Back Friday) và sử dụng các phương tiện công cộng hoặc xe đạp, đi bộ để tiết kiệm nhiên liệu.

Tôn trọng các quy định và pháp luật: Người Mỹ rất có ý thức tự giác tuân thủ các quy định và luật pháp điều này thể hiện rõ nhất trong văn hóa giao thông. Mặt khác, các mức phạt trong quy định, pháp luật của Mỹ thường rất cao và đối với luật là không có sự khoan nhượng.

Tiền boa (tipping): đây là một thói quen hình thành nên nét văn hóa thể hiện sự lịch sự và thân tình của người Mỹ. Khi sử dụng các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, taxi...bạn nên trả tiền boa (tipping) cho họ vì đã phục vụ mình. Có nhiều nơi, họ không tính phí phục vụ vào hóa đơn để bạn tự quyết định số tiền đấy theo chất lượng mà bạn cảm nhận được. Thông thường, mức phí phục vụ là khoảng từ 5 - 15% trên tổng hóa đơn.

Những đặc điểm nổi bật trong văn hóa Mỹ

VĂN HÓA PHÁP

Hình ảnh tháp Eiffel sẽ không bao giờ là hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu những người đã có thời gian nhiều hơn hai năm sống ở đất nước hình lục lăng.
văn hóa Pháp - heading photo
Nước Pháp, đâu chỉ đẹp mỗi tháp Eiffel.
Có một câu chuyện được kể lại như thế này. Sếp hỏi một cô nhân viên đã học ở Pháp nhiều năm là khi nhắc đến nước Pháp em nhớ đến điều gì? Câu hỏi này để phục vụ cho việc lên ý tưởng cho gian hàng triển lãm sắp tới của công ty cho một hãng xe của Pháp. Cô nhân viên uể oải trả lời sau vài phút suy nghĩ mà có vẻ  là rất khó khăn để đưa ra quyết định : “Tháp Eiffel ạ ?…”
Cái gì đang diễn ra vậy nhỉ? Mình không tin rằng một người từng sống và học tập ở Pháp nhiều năm lại có câu trả lời như vậy khi được hỏi về đất nước này. Có lẽ, à không, chắc chắn hình ảnh tháp Eiffel sẽ không bao giờ là hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu những người đã có thời gian nhiều hơn hai năm sống ở đất nước hình lục lăng. Nó chỉ dành cho những ai chưa từng đặt chân đến hay những khách du lịch tí tách chụp hình. Với riêng mình thì kể cả khi không có cục sắt biết phát sáng ấy thì nước Pháp vẫn chẳng bớt đẹp đi tí nào.
Câu chuyện này tạo cảm hứng cho một buổi tối lục lại ký ức và cho phép mình hoài niệm về một thời tuổi trẻ sống hết mình, trải nghiệm hết mình. Khi nói về đất nước, con người và văn hóa Pháp mình sẽ nhớ về điều gì nhỉ ?
Mình sẽ nhớ về những góc phố thỉnh thoảng lại được phóng tác đầy ngẫu hứng. Ở Pháp nghệ thuật được sinh ra ở mọi nơi và bởi tất cả mọi người. Như kiểu ở nơi này cứ buồn buồn không có việc gì làm người ta lại sáng tác nghệ thuật vậy.
.
văn hóa Pháp 1
Ở Pháp nghệ thuật được sinh ra ở mọi nơi…

văn hóa Pháp 2
Mỗi người đều có thể là một nghệ sĩ.

văn hóa Pháp 3
Như kiểu ở nơi này cứ buồn buồn không có việc gì làm người ta lại sáng tác nghệ thuật vậy.
Nhớ về những “brasserie” (nhà hàng quán ăn nói chung) dọc các con phố và tràn ra vỉa hè nơi có thể thưởng thức một đĩa entrecote đúng kiểu Pháp và theo ý kiến chủ quan của mình thì nó ngon hơn bất kỳ một miếng thịt bò nào trong các nhà hàng sang trọng.
.
văn hóa Pháp 4
Brasserie – một kiểu văn hóa hàng quán vỉa hè phong cách Pháp.
Nhớ văn hoá Pháp với những tách cafe, đôi khi tôi cảm nhận được sự giống nhau đến lạ kỳ với văn hóa cafe Việt Nam. Nếu có điểm khác biệt thì có lẽ nằm ở chỗ người Pháp họ không ngồi ghế nhựa xanh đỏ thôi. Người Pháp sáng cafe, trưa cafe, chiều cafe, tối cũng cafe. Sống ở Pháp mà không uống cafe thì bạn đỡ bỏ lỡ cả một nét văn hoá vì họ không phục vụ trà đá đâu.
.
văn hóa Pháp 5
Người Pháp sáng cafe, trưa cafe, chiều cafe, tối cũng cafe. Sống ở Pháp mà không uống cafe thì bạn đỡ bỏ lỡ cả một nét văn hoá.
Đôi khi chỉ cần một tách cafe trên bàn và một cuốn sách trên tay bạn có thể ngồi cả ngày dài, không ai làm phiền bạn và hình ảnh ấy thơ mộng, lãng mạn và yên bình y như một hoạt cảnh sâu lắng trong một bộ phim điện ảnh nào đó vậy.
.
văn hóa Pháp 6
Đôi khi chỉ cần một tách cafe trên bàn và một cuốn sách trên tay bạn có thể ngồi cả ngày dài.
Một điều không thể không nhớ đến là mùi vị của những chiếc bánh ngọt Pháp. Về Việt Nam được một thời gian và mình vẫn đang trên con đường tìm kiếm một hiệu bánh chuẩn Pháp. Tâm hồn hảo ngọt yêu nước Pháp vô ngần âu cũng chỉ vì lý do xác thịt ấy. Những chiếc macaroon nhiều màu sắc hay một miếng Eclair béo ngậy luôn làm mình xao xuyến.
.
văn hóa Pháp 7
Bánh ngọt – một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Pháp.

văn hóa Pháp 8
Bánh ngọt – một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Pháp.
Nhớ những triển lãm nghệ thuật hay về bất cứ chủ đề gì. Pháp là đất nước của các viện bảo tàng. Viện bảo tàng nhiều hơn trường học và có lẽ đôi khi bạn sẽ chẳng thể đi hết được các buổi triển lãm diễn ra trong cùng một ngày ở Paris.
Người Pháp ăn mặc đẹp và Paris luôn được coi là kinh đô ánh sáng và thời trang là điều hiển nhiên ai cũng biết. Nhưng thực sự thì cho đến khi được chứng kiến tận mắt và hoà chung vào không gian của giới mộ điệu ấy mình mới thấy thấm thía. Nếu một sáng ngủ dậy bạn không biết mặc gì cho ngày hôm nay thì không cần tham khảo tạp chí thời trang để “get inspiration” hay mất thời gian thử kết hợp đồ làm gì cả. Bạn chỉ việc mở cửa sổ ra nhìn xuống đường, đang có một buổi trình diễn thời trang ngay dưới đó với những cô người mẫu có thể là một cô nàng công sở đang vội vã chạy đến văn phòng hay thậm chí là người phụ nữ bán hoa đối diện nhà. Người Pháp luôn ăn ngon mặc đẹp. Chính vì vậy, ẩm thực và thời trang chắc chắn là hai điều bạn không bao giờ có thể quên khi nhớ về đất nước, con người và văn hóa Pháp.
.
văn hóa Pháp 9
Eiffel – Cô nàng lung linh của Paris…
Và trong thoáng giây có trót lỡ nghĩ đến hình ảnh tháp Eiffel thì nó sẽ là hình ảnh nửa thân trên của người phụ nữ ấy mà bạn không thể không bắt gặp khi đi qua những con phố ở Paris. Rất tiếc vì dù muốn hay không bạn sẽ không thể lờ cô ấy đi được vì cô ấy cứ thi thoảng lại xuất hiện bất kể bạn có đang ở ngóc ngách nào đi nữa.

VĂN HÓA NHẬT BẢN

Văn hóa nhật bản đã trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, và có những đặc trưng rất riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống tạo nên sự khác biệt
Văn hóa truyền thống được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi vì nó trường tồn cùng mỗi dân tộc qua cùng năm tháng. Đối với văn hóa Nhật Bản là còn là một biểu tượng về tinh thần. Sau đây mình xin giới thiệu 6 nét đặc trưng của đất nước Nhật

1/ Văn hóa Nhật Bản ít bị pha trộn.

Mặc dù là một đất nước từng đi xâm chiếm các thuộc địa khác trong chiến tranh thế giới bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Đất nước Nhật bản trước những năm 1945 cũng không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ nhất. Chính vì thế mà văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, ít bị pha trộn với các nước khác. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, đúng như ông cha ta thường nói ''hòa nhập chứ không hóa tan''.
                                                   Bup Be Nhat 3  The Duong C

2/Văn Hóa Trà Đạo

Khi nhắc tới trà đạo người ta sẽ thường nghĩ ngay tới người Nhật, trà đạo được coi là một biểu tượng tâm hồn của người Nhật và là điểm nổi bật của văn hóa Nhật. Trà đạo  không chỉ chưa đựng sâu sắc về tâm hồn mà còn về tinh thần của con người xứ sở Phù Tang.
                                                       20042012mbt Tr Asp9 1b6c7
Người Nhật quan niệm rằng việc uống và thưởng thức trà đạo giúp họ phát triển giá trị tinh thần của bản thân. Do vậy việc uống trà đạo theo đúng nghi lễ truyền thống được tổ chức tại một căn phòng trong một khu vườn có tên là Chaniwa. Ngoài trà đạo người Nhật còn phát triển văn hóa ẩm thực trong các món, đặc biệt là chế biến món sushi, chế biến cá hồi.

3/ Trang phục truyền thống kimono

 Trang phục truyền thống của Nhật Bản là Kimono. Đó là chiếc áo choàng và dùng một vành khăn đủ rộng cuốn chặt giữ cố định vào người mặc, kết hợp cùng nhiều dây đai, dây buộc tóc, có ống tay áo dài và rộng thùng thình. Khi mặc Kimono, nếu là nữ giới tóc sẽ được bới chải rất cầu kỳ tạo nên sức hút về một vẻ đẹp đoan trang và duyên dáng riêng
                                                     Ban Cho Thue Kimono Yukata Nhat Ban 4

4/ Tinh thần võ sĩ đạo nhật bản

                                              04
Đất nước Nhật bản là một đất nước có tinh thần thượng võ khá cao, hứng chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ hai và thiên nhiên khắc nhiệt tàn phá. Con người Nhật đã rèn luyện cho mình một ý chí kiên trì, bền vững trong công việc, từ đó tinh thần thượng võ như một lí tưởng với lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật muốn hướng đến. Và để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải cần có những đức tính này: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự.

5/ Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp.

Có những nghi thức, quy tắc truyền thống trong giao tiếp mà người Nhật bản bắt buôc ai cũng phải tuân theo. Trước tất cả lời chào họ đều cúi gập người, tùy vào từng tầng lớp, giai cấp, địa vị, mối quan hệ trong xã hội mà có những kiểu chào khác nhau.

6/Lễ hội và phong tục

Lễ hội và phong tục góp phần không nhỏ tạo nên sự đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản, thể hiện nếp sống, một xã hội tuy phát triển nhưng vẫn giữ được nền văn hóa truyền thống.
                              Le Hoi Obon4
                                        Lễ hội đèn lồng Obon mang ý nghĩa là linh hồn của những người đã khuất.
Có thể nói yếu tố làm nên nét đặc trưng của Nhật bản là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại tạo nên sự phát triển về con người cũng như xã hội tại Nhật Bản. Đi du lịch Nhật bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về những nét đặc trưng nơi đây.

VĂN HÓA HÀN QUỐC

Không những có nền công nghiệp hiện đại mà giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm, gìn giữ. Hàn Quốc chịu nhiều sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản thế nhưng từ kiến trúc, trang phục đến lối sống người Hàn Quốc vẫn có nét đặc sắc riêng của dân tộc mình.

Văn hóa Hàn Quốc luôn đậm chất phương Đông, cuộc sống trong gia đình được tôn trọng và bảo vệ. Con người sống rất gần gũi và có quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Đó cũng là một trong nhiều yếu tố thu hút khách du lịch đến với xứ sở Kim Chi đầy thí vị này đầy .

Người Hàn Quốc là một dân tộc duy nhất chỉ nói một ngôn ngữ. Với những đặc tính riêng về thể chất, người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên.

 
Văn hóa người Hàn Quốc

Dù chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - nhưng Hàn Quốc vẫn luôn giữ được những nét giá trị văn hóa rất riêng
 

Lối sống của người Hàn Quốc


Giống với văn hóa Việt ngày trước ở Hàn Quốc người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam là tâm lý phổ biến của người Hàn Quốc. Nhưng để giải quyết các vấn đề lien quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ chính phủ Hàn đã sửa đổi hầu hết các văn bản liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa nam và nữ về quyền kế thừa

Trong hoạt động giao tiếp thông thường, người Hàn thường chào nhau bằng cách cúi người hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng hơi giống với cách chào hỏi của người Nhật bản . Cách chào hỏi  này thường được dùng với người cùng đẳng cấp, bạn bè hoặc người quen.

 
Văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc

Phụ thuộc vào độ tuổi hay địa vị trong xã hội mà người Hàn thường có cách chào hỏi khác nhau

Đặc biệt, với người lớn tuổi, hay những người có địa vị cao trong xã hội, người Hàn thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau, cuối người thấp một góc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người. Cách này, thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên, và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính. Đọc đến đây chúng ta đã thấy sự văn minh trong con người Hàn Quốc.

Tính cách con người Hàn Quốc khá phóng thoáng

Trong cuộc sống đời thường người Hàn Quốc khá phóng thoáng và dí dỏm
 
Người Hàn Quốc sống rất lạc quan, khác với những bộ phim bi lụy của Hàn mà chúng ta thường xem, bạn sẽ thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngày nay hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân Hàn sống phóng khoáng hơn, ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. ĐIều đáng chú ý, thanh niên hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẫm mĩ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống và rất nhiều người phong cho đất nước này là đất nước dao kéo.

Người Hàn khi kết hôn họ đeo nhẫn ở ngón áp út, tay trái cho nam tay phải cho nữ. Tuy có rất nhiều kiểu nhẫn nhưng, người hàn thường chọn mẫu nhẫn bạch kim dạng trơn, có họa tiết trên bề mặt nhẫn. Người hàn rất hay dùng kính ngữ và họ rất khiêm tốn rất ít khi tự đề cao bản thân.


Trang phục truyền thống của Hàn Quốc – Hanbok


Hanbok trang phục truyền thống của người Hàn Quốc

Hanbok - trang phục truyền thống của người Hàn Quốc

-  Hanbok (한복) là trang phục truyền thống của Hàn Quốc và trở thành đặc trưng riêng của đất nước này . Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ , các đường kẻ đơn giản và không có túi.Dù tên gọi của nó là Hàn phục nhưng Hanbok chỉ đề cập đến trang phục của triều đại Joseon và được mặc như là trang phục chính thức trong các lễ hội truyền thống. Hanbok ngày nay không được may chính xác theo như phong cách của triều đại Joseon mà đã có một số thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại.  

-  Tuy nhiên trong lịch sử Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục. Giai cấp quý tộc sử dụng một loại trang phục khác may theo kiểu Trung quốc. Trong khi đó, người dân thường mặc bộ trang phục bản địa ngày nay được biết đến với tên gọi là Hanbok.


Ăn uống ở Hàn Quốc 


Các nhà hàng Hàn Quốc thường sẽ chuẩn bị sẵn các loại bàn ghế ăn riêng mặc dù các phòng ăn riêng biệt luôn được thiết kế chu đáo cho khách hàng. Người hàn thường ít khi dùng ghế ngồi ăn họ thường ngồi bệt trên sàn và họ thường dung thìa để ăn cơm , đúa để ăn mì và các món khác , tay phải luôn dung để cầm thìa và đũa để ăn thức ăn .và cũng đừng ngạc nhiên khi bạn thấy người Hàn  thổi bằng mũi vào thức ăn suốt bữa ăn .


 
Văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc

Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món Kim chi 

Xem phim ta thương thấy trên bàn ăn của người Hàn có rất nhiều món và rất bắt mắt. Trong bữa ăn của người Hàn đa số đều ăn cơm, có một vài món canh và 4 món phụ khác. Bữa ăn chính thường có thịt bò, các món hầm và món thịt ăn phụ đặt ở chính giữa bàn ăn . nếu bạn nữ nào muốn làm dâu xứ Hàn chắc hẳn sẽ biết rõ những thói quen rất thú vị này của người Hàn. Bên cạnh đó, người Hàn tin rằng việc chia sẻ thức ăn trên cùng bàn sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đồng cam cộng khổ trong công việc.       
      

Kim chi- món ăn truyền thống của người Hàn Quốc

Kim chi - món ăn truyền thống trong mỗi bữa cơm gia đình của người Hàn Quốc

Tại bàn ăn  bao giờ người Hàn cũng giành tình cảm trang trọng trong việc rót đồ uống. Phong tục này có hơn 2500 năm trước của xứ Kim Chi. Uống rượu cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt ứng xử của người Hàn. Người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu. Nếu ai đó đưa cho bạn một cái ly không, bạn phải chờ khi người đó rót cho bạn một ly rượu đầy. Người trẻ tuổi luôn phải  rót rượu cho người lớn tuổi để thể hiện sự kính trọng. Nếu người lớn tuổi trao ly rượu cho người trẻ tuổi, người ấy phải cầm ly bằng cả hai tay và uống rượu sao cho ly rượu không đối mặt với người lớn tuổi. Khi rót rượu cho ai đó, phải rót bằng tay phải để tỏ rõ sự tôn trọng của mình với người đối diện .

 Các quy tắc bạn nên ghi nhớ  
 

-  Không bao giờ được viết tên người Hàn bằng mực đỏ nếu như bạn làm điều đó họ sẽ ngầm hiểu là bạn rủa người đó chết. Đừng làm điều này bất kỳ nơi nào ở Hàn Quốc bạn sẽ gặp nhiều tai họa .

-  Khi ăn Tuyệt đối đừng để đôi đũa móc vào thức ăn. Thìa cắm vào trong chén cơm bị xem là điềm gỡ, giống như hình ảnh bữa cơm cúng ông bà của người Hàn.

-  Không được bưng chén canh lên uống ừng ực !. Ăn cơm bằng thìa được xem là có văn hoá.

-  Đi ăn tiệc thì tuỳ theo nhà hàng, bạn có nên tháo giày ra chân hay không.

-   Khi viếng thăm nhà của người Hàn, luôn tháo giày để ngoài cửa nhà.

-  Người Hàn luôn chủ động thanh toán tiền khi họ được mời đi ăn, thường là thanh toán hết cho cả nhóm. Tuy nhiên những lần kế tiếp, ai mời thì đến phiên người ấy thanh toán lại cho cả nhóm. 


Những điều cấm kỵ của người Hàn Quốc




Nếu để ý bạn sẽ thấy trong thang máy tại Hàn Quốc sẽ không có tầng 4 mà thay vào đó là F hoặc A3

- Hàn Quốc rất kiêng kỵ với số 4 vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four) cũng giống như số 13 ở phương Tây
 
Văn hóa Hàn Quốc

Khi sinh sống tại Hàn Quốc bạn nên lưu ý khi rót rượu tránh để miệng chai chạm vào miệng ly

- Khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động này giống với việc cúng rượu cho người chết - Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là người cao niên.

- Phụ nữ Hàn Quốc rất ít người nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của mình mặc dù phẫu thuật khá phổ biến tại Hàn Quốc

- Xì mũi cạnh bàn ăn là điều cấm ky chúng ta phải ra ngoài hoặc vào nhà vệ sinh để làm.

VĂN HÓA CHÂU ÂU